Liệu folate có thể giúp giảm hoặc trì hoãn chứng nghe kém hay không? Dù chưa có kết luận thống nhất, nhưng cho tới nay, đã có ít nhất 3 cuộc khảo sát chỉ ra rằng: folate có lợi đối với thính giác.

Folate có lợi cho thính giác

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney (Australia) đã kiểm tra nồng độ folate, vitamin B12, homocysteine trong máu và mối tương quan với nguy cơ nghe kém do tuổi tác ở 2.956 người từ 50 trở lên.

Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy, mức folate dưới 11 nmol/lít có liên quan với nguy cơ gia tăng 34% chứng nghe kém do tuổi tác. Ngoài ra, mức độ homocysteine hơn 20 nmol/lít có khả năng tăng 64% nguy cơ nghe kém.

Folate là nguồn gốc tự nhiên của vitamin B9. Nghiên cứu này củng cố mối liên kết giữa vitamin B và thính giác. Và đây không phải là lần đầu tiên vitamin B có liên quan đến việc phòng ngừa nghe kém.

Năm 2009, tại Hội nghị thường niên ở San Diego của Học viện Tai Mũi Họng - phẫu thuật đầu và cổ Mỹ (AAO-HNSF), các nhà nghiên cứu Boston tiết lộ rằng, nam giới độ tuổi trên 60 sử dụng những thực phẩm có lượng folate cao thì đã giảm 20% nguy cơ nghe kém. Khảo sát này cũng cho thấy, việc hấp thụ các vitamin chống oxy hóa không liên quan tới việc nam giới có hay không nguy cơ bị nghe kém .

Trong năm 2007, các nhà khoa học từ Đại học Wageningen (Hà Lan) sau một nghiên cứu trên 728 người, trong độ tuổi từ 50 đến 70 cho biết, bổ sung folate giúp làm chậm quá trình nghe kém liên quan đến tuổi. Trong khi kết quả nghiên cứu từ Úc lại không chứng minh điều này. Các nhà khoa học tuyên bố: nghiên cứu lớn hơn trong tương lai sẽ là cần thiết để đánh giá những mối liên quan trên.

Ngăn chặn và cải thiện nghe kém bằng sản phẩm thiên nhiên

Tuy cần có thêm nhiều nghiên cứu lớn hơn để chứng minh mối liên quan của việc folate có thể giúp giảm hoặc trì hoãn chứng nghe kém hay không, nhưng chất này vẫn đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn phát triển và phân chia tế bào. Do đó, mọi người cần tăng cường bổ sung folate trong chế độ ăn uống. Các thực phẩm chứa nhiều folate bao gồm: cải bó xôi, măng tây, củ cải xanh, rau diếp, đậu hoặc đậu Hà Lan tươi hoặc sấy khô, các sản phẩm ngũ cốc tăng cường, hạt hướng dương và một số loại rau quả khác.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa và cải thiện chứng nghe kém, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược chứa cối xay, cốt toái bổ, cẩu tích,...Giúp tăng cường sức khỏe thính giác. Hỗ trợ giảm các triệu chứng ù tai, nghe kém, suy giảm thính lực.

Bích Ngọc