Lỗ tai kêu rắc rắc là tình trạng gây nhiều khó chịu cho người mắc. Nhiều người phàn nàn, tiếng rắc rắc trong tai khiến họ luôn cảm thấy khó chịu, gặp khó khăn trong giao tiếp và không thể ngủ ngon giấc về đêm. Theo các chuyên gia, nếu nhận thấy lỗ tai kêu rắc rắc thì bạn đừng bỏ qua thông tin hữu ích trong bài viết sau.

Lỗ tai kêu rắc rắc là do đâu?

Lỗ tai kêu rắc rắc thực chất là biểu hiện điển hình của chứng ù tai. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn hay bị ù tai như: Do tuổi tác, tiếp xúc với tiếng ồn lớn, sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài không theo chỉ định của bác sĩ,… Bên cạnh đó, tình trạng này còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý trong cơ thể như:

- Mắc bệnh về tai: Viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm tai trong là những bệnh về tai thường gặp. Viêm tai không được điều trị sớm sẽ làm tổn thương các cơ quan thính giác, khiến quá trình dẫn truyền âm thanh bị ảnh hưởng và gây ra chứng ù tai, lỗ tai kêu rắc rắc.

 Viêm tai giữa gây tiếng rắc rắc trong tai

Viêm tai giữa gây tiếng rắc rắc trong tai

- Bệnh Meniere: Meniere là một bệnh lý rối loạn thính lực, xảy ra ở tai trong do tăng bất thường dịch và ion nội mô. Người mắc sẽ bị ù tai, ve kêu trong tai kèm theo những cơn chóng mặt, cảm giác không giữ được thăng bằng và có thể làm mất thính lực vĩnh viễn.

- Rối loạn khớp thái dương hàm: Các khớp thái dương hàm là nơi hàm dưới kết nối với hộp sọ và nằm ở phía trước của tai. Khi những khớp này bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến dây chằng hoặc sụn ở tai, có thể dẫn đến triệu chứng ù tai, lỗ tai kêu rắc rắc…

Bên cạnh đó, nguyên nhân sâu xa gây ù tai, có tiếng rắc rắc trong tai là do tuần hoàn máu kém (theo tây y) và chức năng thận suy giảm (theo đông y). Cụ thể:

- Theo tây y, có tiếng rắc rắc trong tai là do tuần hoàn máu kém khiến tế bào thần kinh thính giác không nhận đủ oxy và và dưỡng chất để hoạt động hiệu quả, làm âm thanh từ tai lên não bị ảnh hưởng.

 Tuần hoàn máu kém dễ gây ù tai

Tuần hoàn máu kém dễ gây ù tai

- Theo đông y, thận khai khiếu ra tai, điều này có nghĩa là: Chức năng thận có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe thính giác. Khi thận khỏe, tai sẽ nghe tốt, khi chức năng thận suy giảm sẽ gây ù tai, lỗ tai kêu rắc rắc.

Bật mí 7 cách cải thiện tiếng rắc rắc trong tai

Tùy vào mỗi nguyên nhân gây tình trạng lỗ tai kêu rắc rắc khác nhau mà bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 7 cách hữu ích bạn có thể áp dụng:

1. Luyện tập thường xuyên: Bạn nên tập thể dục thường xuyên, ăn uống đúng cách để giữ cho mạch máu luôn khỏe mạnh và có thể ngăn ngừa chứng ù tai, lỗ tai kêu rắc rắc liên quan đến rối loạn mạch máu.

 Tuần hoàn máu kém dễ gây ù tai

Tập luyện thường xuyên giúp cải thiện tiếng rắc rắc trong tai

2. Luôn giữ tâm lý thoải mái: Lo lắng, căng thẳng có thể khiến triệu chứng lỗ tai kêu rắc rắc ngày càng tiến triển nặng hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn hãy giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi để tình trạng này sớm được cải thiện.

3. Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếp xúc với âm thanh lớn có thể gây ù tai, có tiếng rắc rắc trong tai. Vì vậy, bạn cần hạn chế tới những nơi có tiếng ồn quá lớn. Nếu làm việc trong môi trường ồn ào, bạn cần sử dụng nút bịt tai để bảo vệ thính giác, tránh không bị tổn thương.

4. Sử dụng tiếng ồn trắng: Nghe những âm thanh như: Tiếng mưa rơi, sóng biển hoặc đơn giản là tiếng quạt kêu cũng sẽ giúp bạn không cảm nhận được tiếng rắc rắc trong tai.

5. Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể khiến triệu chứng ù tai nghiêm trọng hơn. Do đó, việc kiểm soát căng thẳng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị ù tai. Bạn có thể tập thiền, yoga, đọc sách hoặc nghe nhạc không lời để có thể thư giãn sau một ngày làm việc bận rộn.
6. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm và vitamin B12: Theo các nghiên cứu, thiếu hụt vitamin B12 và kẽm sẽ làm tăng nguy cơ ù tai ở những người có khả năng cao mắc tình trạng này. Do đó, việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B12 và kẽm sẽ góp phần kiểm soát chứng ù tai, lỗ tai kêu rắc rắc, giúp tình trạng không nghiêm trọng hơn. Bạn có thể bổ sung vitamin B12 từ cá hồi, cá thu và thịt đỏ. Ngoài ra, kẽm có nhiều trong hải sản (đặc biệt là hàu), thịt bò, thịt cừu và cải bó xôi.

 Vitamin B12 tốt cho thính lực

Vitamin B12 tốt cho thính lực

7. Sử dụng thảo dược: Từ xa xưa, đông y đã biết sử dụng thảo dược thiên nhiên để điều trị các bệnh lý về tai như: Ù tai, điếc tai, viêm tai. Các thảo dược thường được sử dụng là: Cây cối xay, vảy ốc, cốt toái bổ, câu kỷ tử, thục địa… Việc dùng các thảo dược này phơi khô, sau đó sắc lấy nước uống hàng ngày là cách được nhiều người áp dụng và cho thấy hiệu quả tích cực.