Nguyên nhân gây điếc tai thường đến từ các yếu tố như: Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn lớn trong thời gian dài, do tuổi tác, sử dụng thuốc,… Tuy nhiên, việc mắc một số bệnh lý thường gặp cũng có thể là nguyên nhân điếc tai. Vậy đâu là những bệnh lý dễ gây điếc tai? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.

Điếc tai là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì điếc là tình trạng người mắc bị suy giảm khả năng nghe ở mức độ nào đó. Người mắc có thể chỉ bị điếc nhẹ gây khó nghe, khó hiểu âm thanh hoặc điếc nặng, điếc sâu tới mức phải sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với mọi người xung quanh.

Thông thường, những người bị điếc tai, suy giảm thính lực sẽ không thể phân biệt được âm thanh có cường độ quá cao và khó nghe như: Tiếng thì thầm, tiếng nói của trẻ em, tiếng chim hót,...

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 100 người thì có 5 người bị điếc, trong đó đối tượng trẻ em chiếm khoảng 10%. Việt Nam là quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ trẻ bị điếc cao nhất.

Những bệnh lý gây điếc tai phổ biến nhưng ít được biết tới

Điếc tai, nghe kém không phải bệnh gây nguy hiểm ngay lập tức tới tính mạng nhưng nếu điều trị chậm trễ, nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý và sức khỏe người mắc. Theo các chuyên gia, có rất nhiều bệnh có thể là nguyên nhân điếc tai. Dưới đây là một số bệnh như vậy.

- Xơ cứng tai: Xơ cứng tai được biết đến là sự phát triển bất thường của xương trong tai. Bệnh thường di truyền và có thể gây ra điếc tai, suy giảm thính lực. Các triệu chứng của xơ cứng tai có thể bao gồm: Chóng mặt, ù tai ở một hoặc cả hai tai và giảm thính lực một cách từ từ.

- Quai bị: Quai bị là một bệnh nhiễm virus, đặc biệt phổ biến ở trẻ em. Bệnh khiến tuyến nước bọt bị viêm, dẫn đến sưng má. Virus quai bị làm hỏng ốc tai ở tai trong. Phần tai này chứa các tế bào lông biến các rung động âm thanh thành những xung thần kinh mà não đọc thành âm thanh. Điếc tai là một trong những biến chứng của bệnh quai bị.

- Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là một trong những bệnh về tai thường gặp. Viêm tai giữa không được điều trị đúng cách có thể làm tổn thương cơ quan thính giác và gây điếc tai, nghe kém.

- Suy giảm chức năng thận: Đây là nguyên nhân gây ù tai phổ biến nhưng ít người biết tới. Sở dĩ, chức năng thận có liên quan tới điếc tai là do theo y học cổ truyền thì: “Thận khai khiếu ở tai”, chức năng thận có mối quan hệ mật thiết tới sức khỏe thính giác. Khi thận yếu thì tai sẽ bị ù, nếu yếu quá thì tai sẽ bị điếc. Do vậy, điếc tai, nghe kém nhiều khả năng là dấu hiệu của suy giảm chức năng thận.

- Rối loạn tuần hoàn máu: Tuần hoàn máu có vai trò quan trọng giúp cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi tế bào thần kinh tai, làm thính lực luôn khỏe mạnh. Khi tuần hoàn máu rối loạn sẽ khiến quá trình này bị gián đoạn, cuối cùng dẫn tới triệu chứng ù tai, nghe kém.

Cải thiện điếc tai bằng cách nào?

Điếc tai gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của người mắc. Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bạn cần có phương pháp điều trị đúng, mang đến hiệu quả cao. Để cải thiện tình trạng suy giảm thính lực, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tại nhà như sau:

- Giảm thiểu tiếng ồn: Tiếng ồn rất có hại cho thính lực, đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị điếc tai, nghe kém ngay cả khi tuổi còn trẻ. Vì thế, muốn cải thiện tình trạng suy giảm thính lực, bạn nên hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài. Nếu công việc phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, bạn nên sử dụng nút bịt tai để bảo vệ thính giác tốt hơn.

- Không được để cho nước vào tai: Khi tắm rửa, bạn nên thận trọng, hạn chế để nước vào tai vì như vậy rất dễ bị viêm tai và khiến tình trạng suy giảm thính lực ngày càng nghiêm trọng hơn.

- Bổ sung vitamin D: Bổ sung đủ vitamin D không chỉ giúp xương chắc khỏe, mà còn bảo vệ thính lực và cải thiện tình trạng điếc tai, suy giảm thính lực hiệu quả.

- Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Kẽm cũng là khoáng chất tốt giúp bảo vệ thính lực. Bổ sung kẽm giúp giảm triệu chứng ù tai, điếc tai một cách hiệu quả. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm: Thịt bò, thịt heo, thịt gà, hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, đậu Hà Lan, đậu lăng, sò biển và socola đen,...

- Bổ sung thực phẩm giàu magie: Magie được ví như “hàng rào” bảo vệ các tế bào lông ở tai trong. Thiếu magie khiến các mạch máu co lại gây thiếu oxy tới tế bào thần kinh tai và gây điếc. Vì vậy, việc bổ sung thực phẩm giàu magie vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Các thực phẩm giàu magie bao gồm: Chuối, atiso, khoai tây, rau bina, cà chua, bông cải xanh,...