Thủng màng nhĩ là tình trạng khá phổ biến, gây khó chịu cho người bệnh. Vậy thủng màng nhĩ có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục tình trạng này tại nhà? Nếu cũng đang có băn khoăn về vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết sau. Mời bạn cùng theo dõi!

Thủng màng nhĩ có nguy hiểm không?

Màng nhĩ là bộ phận ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Thủng màng nhĩ là tình trạng màng nhĩ bị rách do viêm tai kéo dài hoặc có vật sắc nhọn tác động vào. Thủng màng nhĩ không phải tình trạng quá nguy hiểm và có thể được chữa khỏi nếu áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, nếu chậm trễ trong quá trình điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể:

- Điếc tai, suy giảm thính lực: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bạn bị thủng màng nhĩ. Điếc tai, nghe kém khiến nhiều người gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được khắc phục sớm, nó có thể gây ra những cản trở về tâm lý, khiến người bệnh luôn tự ti, mặc cảm. Tùy thuộc vào kích thước lỗ thủng màng nhĩ mà mức độ nghe kém từ nhẹ đến nặng ở mỗi người là khác nhau.

- Viêm tai giữa mạn tính: Thủng màng nhĩ có thể cho phép vi khuẩn xâm nhập vào tai một cách dễ dàng hơn. Nếu màng nhĩ vỡ không hàn gắn hoặc không sửa chữa được, nó có thể bị viêm nhiễm liên tục (mạn tính).

- Cholesteatoma: Cholesteatoma là một u nang trong tai giữa bao gồm các tế bào da bình thường ở ống tai và những mảnh vụn. Những mảnh vỡ này thường di chuyển đến tai ngoài ở dạng ráy tai. Nếu màng nhĩ bị thủng, các mảnh vỡ có thể truyền vào tai giữa và hình thành u nang. Cholesteatoma cung cấp một môi trường thân thiện cho vi khuẩn có thể làm hư xương của tai giữa. Tình trạng này cũng khiến bạn bị điếc tai, nghe kém rất khó phục hồi.

Điều trị thủng màng nhĩ bằng cách nào?

Khi được chẩn đoán thủng màng nhĩ, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị như sau:

- Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong trường hợp bị thủng màng nhĩ do nhiễm trùng tai. Bạn có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc thuốc nhỏ tai. Thuốc kháng sinh có thể giúp khắc phục tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, nó không có tác dụng giúp liền màng nhĩ.

- Vá màng nhĩ: Với các lỗ thủng màng nhĩ nhỏ, nó có thể tự liền sau một thời gian. Tuy nhiên, với lỗ thủng lớn, không thể tự lành, người bệnh sẽ phải phẫu thuật để vá màng nhĩ. Bác sĩ sẽ lấy mô từ một khu vực khác trên cơ thể và đặt vào vết rách trong màng nhĩ. Các miếng vá sẽ có tác dụng làm màng nhĩ liền lại với nhau. Phương pháp này khá đơn giản nhưng sau phẫu thuật, nếu không có chế độ sinh hoạt hợp lý thì khả năng bị thủng màng nhĩ tái phát là rất cao.

- Khắc phục tại nhà: Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, bạn có thể tự làm dịu cơn đau của thủng màng nhĩ bằng cách đặt một chiếc khăn ấm lên tai vài lần mỗi ngày. Các chuyên gia cũng khuyên bạn không nên xì mũi quá mạnh, khi không cần thiết vì hành động này sẽ tạo áp lực trong tai, khiến màng nhĩ bị tổn thương nặng hơn.

Phòng ngừa điếc tai do thủng màng nhĩ nhờ thảo dược

Thủng màng nhĩ tuy không phải bệnh nguy hiểm, có thể chữa khỏi được nhưng nếu chậm trễ trong quá trình điều trị hoặc chữa sai cách sẽ dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới thính lực, dẫn đến điếc tai vĩnh viễn. Chính vì vậy, việc điều trị thủng màng nhĩ cần hết sức cẩn thận.

Hiện nay, bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, giới chuyên gia khuyên người bị thủng màng nhĩ nên sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp cải thiện thính lực, tăng thêm hiệu quả chữa bệnh và phòng ngừa điếc tai, suy giảm thính lực hiệu quả.

Sản phẩm chứa các thảo dược có tính chống viêm, giảm đau mạnh như: Cây cối xay kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như: Đan sâm, cốt toái bổ, câu kỷ tử... giúp mang đến công dụng hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tăng cường sức khỏe thính giác. Hỗ trợ giảm các triệu chứng nghe kém, suy giảm thính lực. Sản phẩm dùng cho các đối tượng như: Người có nguy cơ và người bị suy giảm thính lực như: Ù tai, nghễnh ngãng, nghe không rõ; Các đối tượng bị suy giảm thính lực khác như: Suy giảm thính lực sau khi mắc các bệnh về tai hoặc các bệnh dẫn đến giảm thính lực. 

Hy vọng, bài viết đã giúp bạn có đáp án cho câu hỏi: Thủng màng nhĩ có nguy hiểm không? Khi bị thủng màng nhĩ, ngoài việc điều trị tích cực, bạn nên kết hợp lựa chọn và sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để màng nhĩ nhanh lành cũng như  phòng ngừa điếc tai hiệu quả nhé!