Viêm tai giữa chảy mủ là tình trạng có chất dịch mủ chảy từ tai ra ngoài. Đây là triệu chứng cho thấy tai của bạn đang bị tổn thương hoặc viêm nhiễm nghiêm trọng. Vậy viêm tai giữa chảy mủ là gì? Có nguy hiểm không và làm sao để điều trị hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.

Viêm tai giữa chảy mủ là gì?

Viêm tai giữa có mủ là tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa kèm theo triệu chứng chảy mủ. Mủ hình thành trong ống tai là do niêm mạc tăng tiết dịch gây ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tụ mủ ở cơ quan này. Các triệu chứng của viêm tai giữa chảy mủ được chia thành 2 giai đoạn là ứ mủ và vỡ mủ.

Ở giai đoạn ứ mủ, bạn sẽ nhận thấy có các triệu chứng như: Ù tai, tai đau nhức, thính lực bị suy giảm; Cảm giác ứ đọng dịch bên trong tai; Một số triệu chứng đi kèm khác như: Sốt, ho, chảy nước mũi,…

Bước sang giai đoạn vỡ mủ, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng như: Có dịch chảy ra khỏi tai, dịch tai màu vàng chanh và đặc.

Viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không?

Ở thời gian đầu, người bệnh chỉ bị chảy mủ ở tai từng đợt, mủ chảy ra nhầy, dính, không thối. Lúc này, chức năng thính lực chưa bị ảnh hưởng. Nếu điều trị sớm ở giai đoạn này thì bệnh không gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, càng về sau, tình trạng chảy mủ sẽ càng nặng hơn, mủ đặc, có màu xanh và mùi hôi. Lúc này, người bệnh sẽ nhận thấy khả năng nghe bị suy giảm nghiêm trọng.

Trong giai đoạn này, nếu vẫn không có phương pháp điều trị đúng thì nhiều cơ quan ở tai giữa sẽ bị tổn thương, khiến âm thanh không được dẫn truyền hiệu quả vào tai trong. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ nhận thấy triệu chứng đau tai từng đợt, rất dữ dội. Cuối cùng, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

- Suy giảm thính lực hoàn toàn, thủng màng nhĩ vĩnh viễn không lành, chuỗi xương con bị phá hủy.

- Ảnh hưởng tới tai trong và các cơ quan lân cận như: Hệ thống tiền đình, dây thần kinh thính giác, xương chũm, não gây triệu chứng chóng mặt, liệt mặt, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Chữa viêm tai giữa chảy mủ bằng cách nào?

Mục tiêu điều trị viêm tai giữa chảy mủ là kiểm soát tốt nhiễm trùng, loại bỏ dịch ứ đọng trong tai giữa và phục hồi khả năng nghe. Do đó, việc điều trị cần phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau.

- Điều trị tại chỗ: Lúc này, người bệnh sẽ được sử dụng các thuốc nhỏ tai để điều trị nhiễm trùng tại chỗ. Bạn cũng cần đảm ống tai thoáng sạch, rửa tai bằng nước muối hoặc oxy già. Trong trường hợp nhiễm trùng khó kiểm soát, có thể bạn sẽ được yêu cầu phẫu thuật để làm sạch ổ viêm nhiễm, áp xe.

- Điều trị bằng thuốc: Để cải thiện tình trạng viêm tai giữa chảy mủ, có thể bạn sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc giảm đau. Hãy đảm bảo dùng thuốc chữa viêm tai giữa theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh sớm được cải thiện, tránh tác dụng phụ nghiêm trọng.

Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa nhờ thảo dược

Viêm tai giữa chảy mủ không được điều trị đúng cách sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Chính vì vậy, song song với những phương pháp điều trị chuyên khoa, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên sử dụng kết hợp cùng sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên để tình trạng viêm tai giữa chảy mủ sớm được cải thiện, phòng ngừa biến chứng điếc tai, suy giảm thính lực. Hiện nay, sản phẩm được chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin tưởng sử dụng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cây cối xay.