Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 1,1 tỷ thanh thiếu niên và người trưởng thành có nguy cơ bị suy giảm thính lực, do họ sử dụng ở mức không an toàn các thiết bị nghe nhạc cá nhân, tiếp xúc với cường độ âm thanh lớn tại nhiều địa điểm vui chơi giải trí (câu lạc bộ đêm, quán bar và các sự kiện thể thao). Tình trạng này có khả năng tàn phá sức khỏe thể chất, tinh thần, giáo dục và việc làm của người bệnh.

WHO nhấn mạnh mối nguy hại gây ra bởi tiếng ồn tại khu vực giải trí

Dữ liệu từ các nghiên cứu ở những nước có mức thu nhập trung bình và thu nhập cao đã được WHO phân tích cho thấy: Trong số thanh thiếu niên và người trưởng thành từ 12-35 tuổi, khoảng 50% đang tiếp xúc với mức độ âm thanh không an toàn từ các thiết bị cá nhân, và khoảng 40% chịu ảnh hưởng của tiếng ồn tại những địa điểm vui chơi giải trí. Mức độ âm thanh không an toàn được xác định là: tiếp xúc với âm thanh trên 85dB trong 8 giờ hoặc 100dB trong 15 phút.

Bác sĩ Etienne Krug, Giám đốc Cục Quản lý các bệnh không lây nhiễm, người khuyết tật, bạo lực và phòng chống tai nạn thương tích của WHO cho biết: “Khi họ làm những gì mình thích, nhiều người trẻ tuổi phải đối mặt với nguy cơ suy giảm thính lực. Họ cần phải nhận thức được rằng, khi thính giác bị mất đi, nó sẽ khó khôi phục lại. Thực hiện những hành động phòng ngừa đơn giản, sẽ cho phép mọi người tiếp tục tận hưởng những phút giải trí mà không cần đặt thính giác của mình vào vòng nguy hiểm”

Việc lắng nghe an toàn tùy thuộc vào cường độ, khoảng thời gian và tần suất nghe. Tiếp xúc với âm thanh lớn ở mức nhẹ, có thể dẫn đến nghe kém tạm thời hoặc ù tai. Khi tiếp xúc với âm thanh đặc biệt lớn, thường xuyên hoặc kéo dài, có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn các tế bào cảm giác của tai, gây điếc.

Khuyến cáo của WHO giúp bảo vệ thính lực

WHO khuyến cáo, mức tiếng ồn cao nhất cho phép tại nơi làm việc là từ 85dB trong khoảng thời gian tối đa 8 giờ mỗi ngày.

Thanh thiếu niên và những người trưởng thành có thể bảo vệ thính giác của mình tốt hơn bằng cách: giảm âm lượng trên các thiết bị âm thanh cá nhân, đeo nút tai khi ở những địa điểm ồn ào, sử dụng thiết bị âm thanh cá nhân dưới 1 giờ mỗi ngày và nếu có thể, không nên đeo tai nghe. Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của các ứng dụng điện thoại thông minh, giới trẻ có thể theo dõi mức độ âm thanh khi lắng nghe để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, nên chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo mất thính lực và thường xuyên kiểm tra sức khỏe thính giác.

Với các chính phủ, WHO kêu gọi mở các chiến dịch truyền thông công cộng về tác hại của tiếng ồn, soạn thảo và ban hành "luật hạn chế tiếng ồn".

Với những nhà quản lý của các địa điểm vui chơi giải trí, cần thiết lập những mức độ tiếng ồn an toàn tại nơi kinh doanh, sử dụng bộ hạn chế âm thanh, cung cấp nút tai cho khách hàng và nhân viên phục vụ…

Với các nhà sản xuất thiết bị âm thanh cá nhân, có thể thiết kế thiết những tính năng và hiển thị thông tin về việc làm sao để lắng nghe an toàn trên bao bì sản phẩm.

Để bảo vệ thính lực - Hãy sử dụng sản phẩm thiên nhiên!

Trong số khoảng 1,1 tỷ người có nguy cơ bị suy giảm thính lực, thì Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi tình trạng “ô nhiễm tiếng ồn” đã ở mức báo động. Người ta ước tính rằng, ½ các trường hợp mắc suy giảm thính lực có thể phòng tránh được, do vậy, bên cạnh sử dụng các biện pháp bảo vệ thính lực mà WHO khuyến cáo, nhiều người Việt Nam hiện nay đã và đang tin tưởng sử dụng sản phẩm thảo dược chứa cối xay, cốt toái bổ, cẩu tích,...Giúp tăng cường sức khỏe thính giác. Hỗ trợ giảm các triệu chứng ù tai, nghe kém, suy giảm thính lực.

Thanh Tùng