Phương pháp đánh giá thính lực ở trẻ sơ sinh

Phương tiện: 

- Phòng yên tĩnh

- Dụng cụ: Gịong nói

- 01 người, tốt nhất là nữ, nếu là mẹ thì tốt nhất

Các bước tiến hành:

-         Bé vừa mới ngủ không quá 5 phút

-         Người thử:  nói  lần lượt năm chữ cái: A, I, M, X, S cách tai thử của bé 50 cm

-         Đánh gíá bé nghe được hay không bằng cách quan sát phản ứng của bé với tiếng động: chớp mắt, mở mắt, vặn mình, cử động chân tay.

-         Bé có phản ứng với  âm thử  có nghĩa bé nghe bình thường.   

Phương pháp đánh giá thính lực trẻ 1-3 tuổi

Phương tiện: 

- Phòng yên tĩnh

- Dụng cụ: lục lạc, ly, thìa, trống, chuông

Các bước tiến hành:

-         Điều quan trọng là người thử phải đứng cách 1mét phía sau lưng bé không được để bé biết  và tạo ra tiếng động từ các dụng cụ thử.

-         Đánh gíá bé nghe được hay không bằng cách quan sát phản ứng của bé với tiếng động: chớp mắt, lắng nghe, quay đầu về nơi phát ra tiếng động.

-         Bé có phản ứng với những tiếng động nhỏ của lục lạc hay tiếng cà ly có nghĩa bé nghe bình thường.   

Phương pháp đánh giá thính lực trẻ 3-7 tuổi

Phương tiện: 

- Phòng yên tĩnh

- Dụng cụ: một số tranh hình dơn giản

Các bước tiến hành:

-         Người thử ngồi đối diện với bé, nói ra tên các hình để bé nghe và chỉ vào thực hiện cho đến lúc bé hiểu cách thử.

-         Sau đó người thử đứng phía sau nói thì thầm tên các hình, mỗi hình nói từ 2-3 lần  cho đến lúc chắc chắn bé nghe được .

-         Đánh gíá bé nghe được hay không bằng cách quan sát bé có chỉ đúng hình được nói ra hay không.

-          Nếu không có tranh, có thể yêu cầu bé chỉ đồ vật quen thuôc trong phòng thử như bàn, ghế, bút, cửa v.v…hay chỉ các bộ phận cơ thể như tóc, tai, tay, mũi, miệng v.v…

-         Nếu nói thầm bé chỉ không đúng thì dùng giọng nói thường, nếu không đúng nữa thì dùng giọng nói lớn, rồi đến hét lớn gần tai. Từ đó, ta có thể đánh giá sơ bộ bé điếc nhẹ, trung bình, hay nặng ...