Mặc dù một số người sử dụng bông gạc để loại bỏ ráy tai, nhưng các chuyên gia y tế sẽ cảnh báo không nên thực hiện hành động này bởi họ đã chứng kiến nhiều “thảm họa” từ việc sử dụng tăm bông, gây ảnh hưởng xấu tới thính lực.

Tại sao tăm bông gây hại cho thính lực?

Có một số vật dụng mà mọi người thường sử dụng để làm sạch đôi tai của họ. Một số trong những thứ thú vị nhất mà các bác sĩ tìm thấy bao gồm:

-         Tăm bông

-         Chân tóc

-         Cái nhíp

-         Bút và bút chì

-         Ống hút

-         Kẹp giấy

-         Đồ chơi

Trên đây chỉ là một phần trong danh sách những thứ thường được mọi người sử dụng để loại bỏ bụi bẩn trong tai. Điều này rất nguy hiểm và có thể gây nghe kém, tổn thương ống tai hoặc thủng màng nhĩ.

Khi ráy tai tích tụ có thể dẫn đến tắc nghẽn, làm suy giảm khả năng nghe và gây đau ở một số trường hợp. Nhưng việc sử dụng tăm bông để làm sạch ráy tai gây hại nhiều hơn là đem lại lợi ích. Bởi màng nhĩ dễ bị thủng ngay cả với những áp lực nhẹ nhàng. Khi hỏi bất cứ ai đã từng trải qua tình trạng thủng màng nhĩ, họ đều cho biết đó là một trải nghiệm chẳng hề thú vị: tai đau và chất lỏng bị rò rỉ. Tuy màng nhĩ có thể được chữa lành, nhưng sẽ mất một khoảng thời gian và thậm chí có thể gây điếc tai vĩnh viễn.

Với hầu hết tất cả chúng ta, ống tai không cần phải được làm sạch. Trong quá trình gội đầu hoặc tắm vòi hoa sen, lượng nước rơi vào ống tai đủ để nới lỏng ráy tai tích tụ bên trong. Ngoài ra, làn da trong ống tai tróc đi một cách tự nhiên, vì vậy, khi nó tróc ra, ráy tai cũng được nới lỏng. Ráy tai sẽ rơi ra khi chúng ta đang ngủ. Do vậy, việc sử dụng tăm bông là không cần thiết.

 

Anh Tú